Bạn đang thắc mắc không biết nên đi du học hay xuất khẩu Hàn Quốc? Để trả lời được câu hỏi này, các bạn cần nắm rõ những ưu và nhược điểm của du học và xuất khẩu lao động tại nước Hàn. Cùng với đó, hãy xác định rõ và đưa ra câu trả lời “Mục đích của mình là gì?”. Hãy cùng Tân Đại Dương giải đáp thắc mắc qua bài viết bên dưới các bạn nhé!
Phân biệt du học và xuất khẩu lao động Hàn Quốc hiện nay
Du học và xuất khẩu lao động sang đất nước Hàn Quốc là 2 chương trình có bản chất mục đích hoàn toàn khác nhau:
- Du học Hàn Quốc: Các bạn đi sang Hàn Quốc nhằm mục đích học tập để có thể nâng cao kiến thức cho bản thân.
- Đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc là đi làm việc tại nước Hàn Quốc nhằm mục đích kiếm thêm thu nhập cho bản thân.
So sánh chương trình du học Hàn Quốc và xuất khẩu lao động Hàn Quốc
Trước khi thắc mắc nên đi du học hay xuất khẩu Hàn Quốc? Hãy cùng so sánh một vài đặc điểm bên dưới bạn nhé!
Phân loại
Các chương trình du học Hàn Quốc
Hiện nay, có 5 chương trình du học Hàn Quốc cực kỳ phổ biến và nhận được nhiều sự quan tâm đó là:

- Du học tiếng Hàn Quốc
- Du học cao đẳng
- Du học đại học
- Du học thạc sĩ
- Du học tiến sĩ
Các chương trình lao động xuất khẩu Hàn Quốc
Đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc cũng được chia thei 2 hình thức khác nhau đó là:
- Xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc theo chương trình của các trung tâm môi giới việc làm.
- Xuất khẩu lao động đi Hàn Quốc theo chương trình của Bộ Lao Động – Thương binh và Xã hội (EPS).
Nên đi du học hay xuất khẩu Hàn Quốc? Điều kiện
Điều kiện đi du học Hàn Quốc
- Độ tuổi: Từ độ tuổi 18 – 25 tuổi đối với các bạn du học tiếng. 18 – 30 tuổi đối với các bạn du học hệ Cao đẳng/Đại học, không quá 35 tuổi đối với các bạn du học Thạc sĩ/Tiến sĩ.
- Du học hệ tiếng Hàn: Tốt nghiệp bậc THPT, điểm trung bình của cấp 3 từ 6.5 trở lên hoặc tuỳ thuộc vào yêu cầu của trường mà bạn đăng kí theo học.
- Du học hệ Cao đằng, Đại học: Tốt nghiệp THPT, điểm trung bình cấp 3 từ 6.5 trở lên hoặc tuỳ yêu cầu của trường đăng kí. Có topik 3,4 trở lên. Topik 2 một số trường vẫn nhận.
- Du học hệ Thạc sĩ: Đã tốt nghiệp bậc Đại học, điểm GPA đạt từ 7.0 trở lên hoặc tùy yêu cầu của trường mà các bạn đăng ký theo học. Sở hữu chứng chỉ Topik 4 trở lên.
- Du học hệ Tiến sĩ: Đã tốt nghiệp bậc Thạc sĩ và chưa từng có bằng Tiến sĩ. Là học viên thuộc những trường Đại học uy tín, lớn tại khu vực châu Á. Sở hữu chứng chỉ Topik 4 trở lên.
- Sức khỏe: Có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh liên quan đến lao phổi và những bệnh truyền nhiễm khác.
- Điều kiện khác: Không có tiền án tiền sự, không có người thân hoặc bản thân từng bất hợp pháp, không thuộc diện bị cấm nhập cảnh vào Hàn Quốc hoặc xuất cảnh khỏi Việt Nam.
Điều kiện đi xuất khẩu Hàn Quốc
- Độ tuổi: 18 – 39 tuổi.
- Đã tốt nghiệp bâc THCS, THPT
- Có chứng chỉ tiếng Hàn EPS – TOPIK

- Sức khỏe: Chứng nhận của bệnh viện không mắc những bệnh theo quy định từ phía Hàn Quốc.
- Không có tiền án tiền sự, không có người thân hoặc bản thân từng bất hợp pháp
- Bản thân không bị cấm nhập cảnh vào Hàn Quốc hay xuất cảnh khỏi Việt Nam.
- Không thuộc những tỉnh thành bị cấm xuất khẩu lao động:
- Hà Tĩnh (Nghi Xuân, Cẩm Xuyên)
- Hải Dương (Chí Linh)
- Nghệ An (Cửa Lò, Hưng Nguyên, Nghi Lộc)
- Thanh Hoá (Đông Sơn, Hoằng Hoá)
Quy trình, thủ tục
Quy trình, thủ tục đi du học Hàn Quốc
Lựa chọn trường, ngành học phù hợp:
- Đối với các bạn đi du học tiếng thì có đa dạng lựa chọn trưởng bởi hầu như các trường ở Hàn Quốc đều có chương trình đào tạo tiếng Hàn.
- Đối với các bạn đi du học Đại học thì có đa dạng sự lựa chọn ngành nghề hơn và ngôi trường phù hợp nhất với mình.
- Đối với các bạn đi du học sau Đại học thì có sự đa dạng trong sự lựa chọn trường. Bởi vì trừ ngành quản trị kinh doanh, học Đại học ở Việt Nam ngành gì thì chương trình sau Đại học bạn cần phải chọn ngành đó
Thủ tục đi du học Hàn Quốc:
- Làm hồ sơ du học và học tiếng Hàn
- Nộp hồ sơ cho trường
- Phỏng vấn vời nhà trường
- Nhận invoice và nộp những loại chi phí mà trường yêu cầu (nếu bạn trúng tuyển và đồng ý theo học)
- Nhận thư mời/ Code
- Nộp hồ sơ xin visa
- Nhận kết quả visa

- Đặt vé máy bay
- Xuất cảnh Việt Nam, nhập cảnh vào Hàn Quốc và bắt đầu cuộc sống du học
- Kết thúc chương trình học, các bạn có thể đăng ký học tiếp lên bậc cao hơn, về nước hoặc ở lại Hàn Quốc làm việc, định cư.
- Học tiếng Hàn
- Tham dự các kỳ thi năng lực tiếng Hàn EPS – TOPIK
- Lựa chọn ngành nghề và nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển
Quy trình, xuất khẩu Hàn Quốc
Theo thông tin xuất khẩu lao động Hàn Quốc, các nhóm ngành nghề người lao động sẽ được phép đăng ký là:
- Sản xuất chế tạo, bao gồm các ngành: Cao su, nhựa; Luyện kim, kim loại; Cơ khí, máy móc; Dệt, may mặc; Điện và điện tử; Giấy và gỗ; Hóa học và sản phẩm hóa học; Thực phẩm
- Nông nghiệp, bao gồm các ngành: Trồng trọt, Chăn nuôi
- Xây dựng, bao gồm các ngành: Làm mộc, xây, chát, giàn giáo
- Ngư nghiệp, bao gồm các ngành: Nuôi trồng, Đánh bắt thủy sản
Thủ túc xuất khẩu lao động:
- Dự thi kiểm tra tay nghề
- Doanh nghiệp Hàn Quốc sử dụng lao động lựa chọn, ký hợp đồng
- Nộp tiền, ký hợp đồng đưa người lao động sang Hàn Quốc làm việc tại Trung tâm lao động ngoài nước
- Ký quỹ tại Ngân hàng chính sách xã hội
- Tham dự khóa Bồi dưỡng những kiến thức cần thiết và tiến hành xuất cảnh sang Hàn Quốc làm việc
- Thực hiện hợp đồng lao động tại Hàn Quốc và về nước đúng thời hạn khi hết hợp đồng lao động
Chi phí
Chi phí đi Hàn Quốc du học trong một năm

- Học và lệ phí để thi chứng chỉ tiếng Hàn Quốc: 0 – >10 triệu VND
- Lệ phí làm hồ sơ du học: 35 – 45 triệu VND
- Chứng minh tài chính du học: 0 – 15 triệu VND
- Khám sức khỏe: 1 triệu VND
- Học phí: 85 – 200 triệu VND
- Phí đăng ký (trừ hệ du học tiếng Hàn): 2 – 3 triệu VND
- Phí nhập học tại trường: 1 – 20 triệu VND
- Bảo hiểm y tế: 3 – 5 triệu VND
- Vé máy bay và di chuyển: 5 – 12 triệu VND
- Tiền ở (ký túc xá/ thuê nhà trọ) 1 tháng: 2 – 8 triệu VND
- Tiền ăn và những chi sinh hoạt phí khác 1 tháng: 4 – 10 triệu VND
-> Tổng: 180 – 300 triệu VND
Chi phí đi Hàn Quốc du học trong một năm
- Học tiếng Hàn đi xuất khẩu: >10 triệu VND (người lao động cần phải tự học, tự tìm trung tâm học tiếng)
- Lệ phí dự thi tiếng Hàn EPS – TOPIK: 24 USD khoảng 600.000 VND
- Chi phí tập huấn, chi phí hướng dẫn, hồ sơ, xin visa và vé máy bay: 630 USD xấp xỉ 15 triệu VND
- Bảo hiểm: Người lao động cần phải theo 500 USD (xấp xỉ 12 triệu VND) tiền mặt sang Hàn Quốc. Trong đó, 50 USD là phí bảo hiểm rủi ro và 450 USD là chi phí hồi hương. Chi phí hồi hương sẽ được nhận lại khi người lao động kết thúc quá trình làm việc tại đất nước này.
-> Tổng: >37 triệu VND
=> Vì mục đích của 2 chương trình này hoàn toàn khác nhau, 1 một chương trình là du học, 1 chương trình là sang Hàn Quốc để làm việc nên chi phí khác nhau và có sự chênh lệch rất lớn. Chi phí đi xuất khẩu lao động chỉ bằng một phần nhỏ so với chi phí đi du học.
Tuy nhiên, chỉ so sánh chi phí thôi là chưa đủ để quyết định nên đi du học hay xuất khẩu Hàn Quốc. Hãy cùng phân tích tiếp các bạn nhé!
Nên đi du học hay xuất khẩu Hàn Quốc? Cơ hội việc làm và tương lai
Đi du học Hàn Quốc
Trong qua trình du học, các bạn du học sinh có thể đăng ký làm thêm để tăng thu nhập, và giảm chi phí sinh hoạt. Tuy vậy, cần thực hiện theo đúng quy định của Hàn Quốc.

- Đối với du học sinh tham gia học tiếng Hàn: sau 6 tháng có thể bắt đầu công việc đi làm thêm
- Đối với du học sinh du học chuyên ngành: có thể đi làm thêm ngay sau khi bạn đến Hàn Quốc
Mức lương cơ bản của một du học sinh khi đi làm thêm đó là 8.590 won/ giờ ~ 172.000 VND/ giờ.
Sau khi kết thúc chương trình du học Hàn Quốc, các bạn sẽ được lựa chọn 1 trong 3 lựa chọn: 1 là tiếp tục học lên cao, 2 là tìm việc làm Hàn Quốc và 3 quay trở về Việt Nam.
Cả 3 lựa chọn này đều mang đến cho bạn nhiều cơ hội và tương lai rộng mở. Thị trường việc làm tại Hàn Quốc cạnh tranh khá là gay gắt nên bạn cần phải cố gắng rất nhiều để có được công việc tốt.
Nếu không thì quay trở về Việt Nam phát triển cũng là một trong những gợi ý tuyệt vời. Bởi vì Hàn Quốc đang là nhà đầu tư lớn nhất tại nước , rất nhiều nhãn hàng lớn của Hàn Quốc như Samsung, LG, Daewoo, Lotte, CJ,… đặt trụ sở ở Việt Nam.
Các bạn có thể ứng tuyển vào những công ty của Hàn Quốc hoặc tham gia làm việc tại các vị trí khác nhau như: biên phiên dịch tiếng Hàn, hướng dẫn viên du lịch,…
Với trình độ ngôn ngữ Hàn Quốc cùng với khả năng chuyên môn tốt. Bạn chắc chắn sẽ có được mức lương ổn định.
Đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc
Như đã chia sẻ ở trên, những ngành nghề mà người đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc có thể lựa chọn tương đối hẹp. Và vì mục đích của chương trình là đi làm nên người lao động chỉ được phép làm việc tại công ty đã ký kết hợp đồng và khối lượng công việc khá nặng nhọc. Mức thu nhập trung bình sẽ rơi vào khoảng 25 – 30 triệu VND/ tháng.
Ngay sau khi kết thúc hợp đồng, người lao động bắt buộc phải quay về nước. Nếu muốn ở lại Hàn Quốc để tiếp tục làm việc thì phải thực hiện lại toàn bộ quy trình, thủ tục xuất khẩu lao động như lúc đầu.
Kết luận
Vậy là chúng ta đã có đáp án cho câu hỏi nên đi du học hay xuất khẩu Hàn Quốc. Tuỳ vào mục đích mà các bạn có thể đưa ra lựa chọn phù hợp với bản thân. Nếu còn phân vân chọn lựa Hàn Quốc hay Nhật Bản, hãy truy cập vào trang Tân Đại Dương để xem thêm nhé!