Bạn không biết cách nhớ lâu nào hiệu quả, thường hay nhớ trước quên sau?
Bạn học bài và ôn tập rất nhiều nhưng vào phòng thi lại gần như quên hết sạch?
Tình trạng trí nhớ suy giảm kéo dài sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc hằng ngày và kết quả học tập của bạn khiến bạn cảm thấy mình kém cỏi, tự ti và cũng là cảnh báo nhắc nhở bạn xem lại các học, sinh hoạt và rèn luyện trí não.
Chính vì thế, hôm nay tandaiduong.edu.vn sẽ đưa ra 8 cách nhớ lâu, nhớ thật sâu kiến thức không thể bỏ qua để giúp bạn cải thiện trí nhớ.
Mời các bạn tham khảo nhé!
Xem thêm: Cách chọn ngành học Những câu hỏi phỏng vấn về học tập Apply hồ sơ là gì? Cách Học Thuộc Trắc Nghiệm Nhanh Cách đọc thuộc bài nhanh
1. Ghi note đầy đủ, có phân loại theo chủ đề

Ghi chú lại các từ khóa chính, nội dung quan trọng theo cách hiểu của bạn, kèm theo câu hỏi trong quá trình học tập hoặc đọc sách của bạn.
Điều này sẽ giúp bạn có một quyền note hoặc tờ giấy note có giá trị ghi nhớ cao.
Bạn có thể áp dụng phương pháp 80-20 vào việc ghi chú như sau: lựa chọn những thông tin quan trọng nhất (phần 20) để ghi chú kỹ và tóm ý những nội dung không quan trọng theo cách hiểu của bạn (phần 80) để ghi chú sơ lược.
Sau đó bạn sắp xếp ghi chú theo chủ đề, mỗi chủ đề là một màu sắc.
2. Tự đặt hỏi tự trả lời – cách nhớ lâu hiệu quả

Bạn có thể dựa theo câu hỏi đã note lại (như đã đề cập ở mục trên) để tự đặt câu hỏi ôn tập cho mình trong quá trình ôn tập.
Việc trả lời câu hỏi liên quan đến kiến thức học giúp tăng khả năng ghi nhớ một cách rõ rệt.
Bạn cứ kiên trì áp dụng cách nhớ lâu này để thấy kết quả nhé!
3. Hiểu nội dung cần nhớ

Nếu học một cách cưỡng chế, ép buộc mà không hiểu rõ ngọn ngành thì sẽ dễ dàng quên đi.
Hiểu nội dung cần nhớ tức là đào sâu vấn đề để càng hiểu rõ và tiếp cận dưới nhiều góc nhìn hơn, từ đó việc tiếp nhận thông tin cũng sẽ dễ dàng và thú vị hơn.
4. Ghi âm lại những gì cần nhớ để nghe lại mọi lúc mọi nơi

Đây là một trong những tuyệt chiêu để ghi nhớ 90% những gì bạn học hiệu quả.
Bạn có thể tự ghi âm chính giọng đọc của mình, bài giảng của thầy cô để nghe mọi lúc mọi nơi trong nhà tương tự nghe phương pháp học ngôn ngữ thông qua podcast.
5. Thực hành liên tưởng

Sử dụng sự liên tưởng và sáng tạo riêng của bản thân sẽ giúp bạn ghi nhớ lâu hơn. Ví dụ bạn có thể liên tưởng sự kiên cường, cứng rắn với thép, sắt; mềm mại, nhù mì với bông hoa…
Càng liên tưởng sinh động, hấp dẫn thì thông tin của bạn sẽ càng có giá trị hình ảnh và cảm xúc, đây chính là một trong những cách nhớ lâu không cần nỗ lực.
6. Học và nghỉ ngơi cách khoảng

Không phải lúc nào dành quá nhiều thời gian cho một một môn học hoặc nội dung sẽ tốt.
Các bạn nên dành khoảng 50 phút để tập trung làm bài tập hoặc học kiến thức cho một phần học rồi nghỉ ngơi 10 phút bằng cách đi bộ, hít thở sâu, vươn người,…
Đó là một trong những cách thư giãn của phương pháp Pomodoro, tùy theo khả năng tập trung, bạn có thể điều chỉnh số phút cho phù hợp nhé!
Tuy nhiên, bạn nên chú ý là thời gian cho mỗi lần học nên kéo dài từ ít nhất từ 25 phút và dài nhất là 50 phút để đạt hiệu quả ghi nhớ tối đa mà không bị mệt, cạn năng lượng.
7. Cách nhớ lâu hiện đại: tạo cảm xúc cho thông tin, kiến thức

Việc học gắn với cảm xúc được xem là một trong những cách nhớ lâu không cần nỗ lực.
Bạn hãy cố gắng tạo cảm xúc mạnh, ấn tượng, lôi cuốn, hài hước cho thông tin, kiến thức mà mình muốn ghi nhớ.
Bí quyết học thuộc lòng ở đây thông qua việc xem hình chế hài hước, dí dỏm (meme) khi học từ vựng, cấu trúc tiếng Anh hoặc đối với các môn học khác có thể áp dụng việc vẽ sơ đồ tư duy (mind map), minh họa nhiều thông tin dưới dạng hình ảnh dễ thương, nhí nhảnh.
8. Hệ thống lại thông tin

Thông tin phải được sắp xếp rõ ràng, từ nhóm kiến thức khó đến nhóm kiến thức dễ, từ nhóm dễ ghi nhớ đến nhóm khó khi nhớ.
9. Đọc lớn thay vì đọc thầm nội dung

Việc đọc lớn giúp tai bạn có thể nghe thấy âm thanh trong khi mắt đang quan sát chữ trên giấy, màn hình khiến cho kiến thức được tiếp thu qua nhiều giác quan hơn.
10. Lặp lại ngắt quãng spaced repetition

Việc ôn lại thông tin, kiến thức nhiều lần theo phương pháp spaced repetition sẽ giúp bộ não rèn luyện “cơ”, tăng khả năng ghi nhớ,
Đây là phương pháp ghi nhớ đỉnh cao được nhắc đến nhiều nhất những năm gần đây vì tính hiệu quả của nó.
Đối với mỗi kiến thức, bạn nên ôn lại sau 1 ngày học, 1 tuần học, 1 tháng học. Việc học lại một kiến thức nhiều lần và tăng khoảng thời gian giữa các lần sẽ giúp bạn ghi nhớ tối đa thông tin.
Do đó nếu bạn nào đang muốn ôn thi theo cách này thì hãy bắt đầu từ sớm, lên kế hoạch cụ thể về thời gian ôn tập nhắc lại của các nội dung cần học.
11. Sử dụng flashcard – cách nhớ lâu không còn quá xa lạ

Flashcard là một vật dụng không quá xa lạ đối với những ai theo học ngoại ngữ và vẫn có thể dùng cho tất cả các môn học khác.
Bạn có thể dùng giấy viết tay hoặc dùng nền tảng online như Quizlet để tạo cho mình những bộ flashcard thật xịn sò.
Khi ôn tập, bạn sắp xếp các thể thành một sắp, có thể phân theo nhóm chủ để cho lần 2 lần ôn đầu tiên, đến các lần sau thì xáo trộn tất cả chủ đề để luyện tập não bộ phản xạ tốt hơn.
Đây cũng là một trong những cách học từ vựng tiếng Anh hiệu quả.
12. Nghe nhạc cổ điển

Bạn đã biết rằng nghe nhạc cổ điển sẽ giúp cải thiện khả năng ghi nhớ khi học tập và làm việc chưa?
Sử dụng cách ghi nhớ này, bạn chỉ cần bật âm lượng vừa phải để không bị xao nhãng, nhạc không lời hoặc giai điệu ồn ào, chỉ sử dụng âm nhạc du dương, mang lại cảm giác thoải mái để tập trung cao độ cho việc học.
13. Ăn nhiều cá hoặc bổ sung dầu cá, các loại quả mọng cũng là một cách nhớ lâu hiệu quả

Bạn có bao giờ thắc mắc ăn gì để nhớ lâu?
Câu trả lời không đâu khác ngoài những loại cá giàu chất béo như cá hồi, cá trích, cá ngừ, cá thu chứa nhiều omega 3 giúp nuôi dưỡng mô giàu chất béo trong bộ não của chúng ta.
Ngoài ra, chúng ta còn có những loại quả mọng như dâu tây, việt quất sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mất trí nhớ. Việt quất có hàm lượng flavonoid cao tăng cường các kết nối trong não.
Bạn nên nạp vào tối thiểu 250g cá giàu chất béo và 300g quả mọng trong tuần để hỗ trợ phát triển trí não tốt nhất nhé.
14. Sử dụng Caffeine

Ngoài thức ăn thì biết chọn thức uống phù hợp cũng sẽ giúp bạn tăng khả năng ghi nhớ, chủ yếu là các loại nước có chứa Caffeine như coffee, trà xanh.
Việc uống trà xanh khi đọc sách, làm việc hay đọc tài liệu sẽ ngăn chặn các chất độc hại gây tổn thương cho thần kinh từ bên trong lẫn bên ngoài và cải thiện hoạt động của các tế bào não.
Tiêu thụ caffeine một cách đủ lượng, có chừng mực sẽ giúp não bộ lưu trữ thông tin tốt hơn so với bình thường.
Hãy thử tận hưởng một ly cafe hoặc trà xanh trước khi đi học hoặc đi làm vào buổi sáng bạn nhé!
15. Chọn môi trường phù hợp tập trung và ghi nhớ

Không thể phủ nhận tầm quan trọng của môi trường bên ngoài trong việc tạo cảm hứng học tập.
Bạn nên chọn một nơi mà mình có thể cảm thấy thoải mái nhất, tập trung nhất để ngồi học và làm việc hiệu quả.
Khi môi trường xung quanh không quá nhiều thứ hỗn tạp thì bạn sẽ tập trung tối đa, ghi nhớ thông tin lâu hơn.
16. Luyện tập các bài tăng cường trí não

Một số bài tập trí não giúp tăng khả năng ghi nhớ và tư duy: tính nhẩm, học ngôn ngữ mới, xây dựng bản đồ liên kết thông tin trong trí nhớ, rèn luyện tư duy phản biện luôn tò mò tự đặt câu hỏi rồi tìm câu trả lời, học môn thể thao mới như yoga, bơi, tennis.
17. Học khóa học về cách nhớ lâu

Bạn muốn có phương pháp học nhanh nhớ lâu, có lộ trình cụ thể rõ ràng. Hãy tham khảo các khóa học online về cách nhớ nhanh và cải thiện trí nhớ.
Bạn nên chọn các khóa có phương pháp dạy học tích cực (active learning) hiện đại, có thể trao đổi với giảng viên và tích hợp các trò chơi giúp người học dễ dàng tiếp thu và lưu lại kiến thức, thông tin.
18. Tập thể dục để cải thiện khả năng ghi nhớ

Tập thể dục giúp cơ thể đỡ mỏi mệt sau hàng giờ ngồi trên ghế tập trung học. Vận động giúp oxi lưu thông lên não nhiều hơn, khiến cho việc ghi nhớ tốt hơn và truyền năng lực khỏe khoắn, tích cực khắp cơ thể.
Nếu bạn muốn tập thể dục trước khi ngồi vào bàn học, bạn nên thử các bài tập khởi động kéo dãn cơ thể đơn giản, bài tập vận động vừa sức để không bị hụt năng lượng.
19. Nghỉ ngơi hợp lý sau khi học xong, ngủ đủ giấc

Bạn không nên nhồi nhét kiến thức một cách liên tục.
Hãy dành thời gian ngắn để không suy nghĩ về việc học, ra ngoài tản bộ, thiền, hít thở không khí trong lành, ngủ đủ giấc,… để nuôi dưỡng tâm trí khỏe mạnh và minh mẫn, lưu giữ kiến thức lâu trong tâm trí hơn.
20. Dạy lại cho người khác – cách nhớ lâu hay nhất

Việc dạy lại cho người khác học chứng tỏ bạn có khả năng biểu đạt tốt kiến thức đã học theo cách hiểu và ngôn ngữ của riêng mình (nhưng phải đơn giản, không phức tạp, khó hiểu).
Đó là một trong những phương pháp ghi nhớ đỉnh cao mà nhiều người bỏ lỡ. Bạn sẽ có cơ hội ôn tập, tìm hiểu kỹ các vấn đề xung quanh, các lỗi sai hay mắc liên quan đến nội dung kiến thức đó.
Hãy thử một lần giảng lại một thông tin cho bạn bè, người thân trong gia đình để xem khả năng hiểu và truyền đạt kiến thức của bạn tới đâu nhé!
21. Học hỏi kinh nghiệm từ những bậc thầy và người thành công

Nếu áp dụng các phương pháp cải thiện trí nhớ ở trên mà bạn không thấy hiệu quả thì phải làm gì?
Đó là hãy đến hỏi những người bạn thành công trong lĩnh vực của bạn, hỏi họ về các phương pháp học nhanh nhớ lâu mà họ áp dụng.
Bạn không nhất thiết phải áp dụng y hệt những gì họ làm, hãy điều chỉnh cho phù hợp với khả năng của bản thân nhé!
Việc học hỏi kinh nghiệm từ mọi người xung quanh là một trong những phương pháp giúp cải thiện hiệu suất công việc và học tập đáng thử nhất.
Kết luận
Bạn có thích danh sách 8 cách nhớ lâu, nhớ thật sâu kiến thức không thể bỏ qua này không?
Tuy nhiên cách nhớ lâu ở trên không phải là cách ghi nhớ nhanh nhất hay phương pháp ghi nhớ siêu đẳng nhất.
Nếu không áp dụng hiệu quả 8 cách nhớ lâu ở trên được, bạn cũng không nên quá nản lòng, tự ti.
Bạn phải hiểu rõ khả năng học và ghi nhớ thông tin của mình để lựa chọn và tìm thêm các phương pháp phù hợp khác để kết hợp sử dụng và kiên trì để thấy kết quả nhé!
Chúc bạn tìm được cách ghi nhớ phù hợp và học tập hiệu quả nhé!
Cùng theo dõi các bài viết khác tại chuyên mục Cẩm nang sinh viên của tandaiduong.edu.vn nhé!