Cách chọn ngành học phù hợp với bản thân 2023

Cách chọn ngành học mang một ý nghĩa quan trọng, tác động đến thành bại trong sự nghiệp tương lai. 

Chọn ngành học là bước đầu tiên khởi đầu sự nghiệp, nếu chọn sai ngành, chọn ngành không phù hợp với bản thân sẽ khiến chúng ta lạc lối, mông lung, nản chí và lệch bước ra khỏi những lộ trình và mong đợi trong sự nghiệp.

Chính vì thế, hôm nay tandaiduong.edu.vn sẽ giới thiệu Cách chọn ngành học phù hợp với bản thân chi tiết 2023.

Mời các bạn tham khảo nhé!

Xem thêm:
Cách nhớ lâu
Những câu hỏi phỏng vấn về học tập
Apply hồ sơ là gì?
Cách Học Thuộc Trắc Nghiệm Nhanh
Cách đọc thuộc bài nhanh

Tự đặt một bộ câu hỏi – bước đầu để chọn ra ngành nghề phù hợp

Tự đặt một bộ câu hỏi - bước đầu để chọn ra ngành nghề phù hợp
Tự đặt một bộ câu hỏi – bước đầu để chọn ra ngành nghề phù hợp

Bạn có thể tự đặt ra câu hỏi cho bản thân như:

  • Tính cách của bạn thích giao tiếp với con người hay thích làm việc với máy móc?
  • Bạn yêu thích những lĩnh vực nào?
  • Bạn đã có những kỹ năng cứng nào?
  • Bạn đã có những kỹ năng mềm nào?
  • Bạn đang dự định học thêm kỹ năng nào? (Kỹ năng nào đang gây hứng thú học hỏi cho bạn?)
  • Thành tựu trong quá khứ của bạn?
  • Thất bại trong quá khứ và bài học kinh nghiệm rút ra là gì?
  • Mong muốn của bạn trong những công việc tương lai là gì? (môi trường làm việc, lương, địa vị xã hội,…)

Thử làm các bài Trắc nghiệm chọn ngành 

Thử làm các bài Trắc nghiệm chọn ngành
Thử làm các bài Trắc nghiệm chọn ngành

Các bài trắc nghiệm phổ biến nhất hiện nay là trắc nghiệm MBTI và trắc nghiệm sinh trắc vân tay. Ngoài ra còn có: DISC, MBTI, PSI, Big Five, Holland Code, Knowdell cards,…

Nếu có thời gian thì bạn hãy thực hiện nhiều bài test chọn ngành để có nhiều kết quả nhất nhé.

Dựa theo các kết quả đã được phân tích đó, bạn có thể đối chiếu, so sánh với các câu trả lời cho các câu hỏi ở phần trên mà tôi đã gợi ý.

Nếu kết quả và câu trả lời của bạn có phần tương tự nhau thì quá tốt, bạn đã hiểu rõ bản thân của mình.

Còn nếu không, bạn cũng đừng quá lo lắng, hãy thử các cách ở phần dưới mà tôi chia sẻ, tôi tin chắc bạn sẽ biết cách chọn ngành theo tính cách phù hợp nhất. 

Tìm hiểu sâu ngành qua các kênh mạng xã hội

Tìm hiểu sâu ngành qua các kênh mạng xã hội
Tìm hiểu sâu ngành qua các kênh mạng xã hội

Hiện nay Youtube và Facebook là hai nơi phổ biến nhất để chia sẻ những kinh nghiệm trong cuộc sống chi tiết từ học tập đến công việc.

Có rất nhiều video chia sẻ về ngành nghề, kỹ năng cần thiết, khó khăn, thử thách thực tế đến từ người trong ngành, tìm hiểu cách người thành công trong lĩnh vực đó trau dồi kỹ năng như thế nào mà bạn có thể xem qua để thấu hiểu hơn.

Đối với mỗi ngành thì kỹ năng chuyên môn là những thứ vô cùng quan trọng. Nếu ngành bạn thích có các kỹ năng mà bạn đang hứng thú thì hãy cân nhắc trải nghiệm ngành đó nhé!

Cụ thể, bạn hãy lập ra 1 danh sách các kỹ năng dựa vào bản mô tả công việc (job description) trên các trang tuyển dụng như Ybox, TopCV,… hoặc dựa LinkedIn của công ty, người trong ngành.

Tại LinkedIn, bạn có thể chủ động tìm việc, tìm hiểu công ty, chủ động tạo mối quan hệ, liên lạc với những người trong ngành. 

Xem các buổi Tư vấn chọn ngành, định hướng nghề nghiệp

Xem các buổi Tư vấn chọn ngành, định hướng nghề nghiệp
Xem các buổi Tư vấn chọn ngành, định hướng nghề nghiệp

Để hỗ trợ chọn ngành nghề phù hợp, các trường đại học và trường trung học phổ thông thường hợp tác mở các buổi tọa đàm, tư vấn hướng nghiệp để chia sẻ cho các bạn học sinh cấp 3 chi tiết về ngành học tại các trường.

Các bạn hãy dành thời gian để tham gia các buổi định hướng nghề nghiệp, tư vấn chọn ngành đối với các ngành, các trường mà bạn quan tâm, tích cực đặt câu hỏi cho mọi thắc mắc của bản thân để chọn ngành nghề phù hợp.

Lọc ra danh sách ngành nghề phù hợp và muốn trải nghiệm nhất

Lọc ra danh sách ngành nghề phù hợp và muốn trải nghiệm nhất
Lọc ra danh sách ngành nghề phù hợp và muốn trải nghiệm nhất
  • Chọn ngành phù hợp với năng lực, tính cách và sở thích.
  • Không chọn ngành không đủ năng lực để theo đuổi.
  • Không chọn ngành mà xã hội không có nhu cầu.
  • Chọn ngành mà khi làm bạn có thể thể hiện được giá trị của bản thân, đóng góp và cống hiến trọn vẹn để tỏa sáng.
  • Chỉ chọn ngành đó khi đã hiểu biết đầy đủ về nó và có khả năng phù hợp với bản thân cao (tính chất, khó khăn, môi trường,…)

Nếu sau khi lọc ra danh sách ngành nghề mà bạn vẫn còn giữ nhiều lựa chọn (3-5 ngành) thì hãy dùng tìm ra Ikigai của mình – một phương pháp tìm hiểu bản thân đến từ Nhật Bản. Nếu ngành nghề của bạn đáp ứng đủ 4 tiêu chí dưới đây thì xin chúc mừng bạn, ngành đó xứng đáng để bạn trải nghiệm và gắn bó!

  • Ngành đó có phải là ngành mà bạn đam mê, yêu thích?
  • Ngành đó có phải là ngành mà xã hội, thế giới đang cần?
  • Ngành đó có phải là ngành mà bạn làm tốt, xuất sắc?
  • Ngành đó có mang lại thu nhập tốt cho bạn?

Thử các lựa chọn, trải nghiệm và tích lũy

Thử các lựa chọn, trải nghiệm và tích lũy
Thử các lựa chọn, trải nghiệm và tích lũy

Tìm kiếm cơ hội hợp tác để trải nghiệm, trau dồi và tích lũy

Ví dụ đối với ngành content marketing, bạn có thể trải nghiệm làm cộng tác viên content cho 1 vài agency để thử nghiệm độ phù hợp ngành nghề.

Hoặc bạn cũng có thể tận dụng mùa hè của mình để tham gia các hoạt động ngoại khóa giúp đỡ xã hội, khóa học hè ngắn hạn

Khi gặp nhiều người bạn sẽ càng hiểu rõ xã hội, con người và bản thân hơn. 

Các hoạt động này giúp nâng cao kỹ năng và thêm mối quan hệ, giúp bạn có thêm hiểu biết về môi trường làm việc. Ngoài ra, nó cũng sẽ giúp ích cho công việc sau này của bạn hay khi xin học bổng của trường đại học.

Mời bạn tham khảo vài bài viết liên quan đến xin học bổng tại đây:

Cách xin học bổng du học New Zealand

Bí kíp săn học bổng du học Anh mới nhất

Điều kiện học bổng du học Thụy Sỹ bạn nên biết

Kinh nghiệm xin học bổng Thạc sĩ toàn phần – Không cần phải là “con nhà người ta”!

Dù ở giai đoạn nào của cuộc đời, bạn cũng nên nâng cấp bản thân, cập nhật những kinh nghiệm đáng giá trong CV của mình.

Làm hết mình cho mọi thử nghiệm 

Làm hết mình cho mọi thử nghiệm 
Làm hết mình cho mọi thử nghiệm 

Dù là trải nghiệm để lựa chọn ra ngành phù hợp, bạn cũng nên cống hiến hết mình để tỏa sáng, thể hiện giá trị của bản thân.

Chỉ khi giá trị bản thân của bạn được thể hiện ra, bạn mới thật sự tỏa sáng, được mọi người công nhận và coi trọng với kết quả và giá trị mà bạn tạo ra trong công việc.

Hãy học hỏi kinh nghiệm từ những sai lầm của bản thân, đồng nghiệp và cấp trên. Đồng thời, chăm chỉ đọc sách, đặc biệt là sách phát triển bản thân để luôn biết cách xây dựng giá trị và thương hiệu cá nhân.

Như thế dù bạn có làm việc gì, ở đâu, với ai, bạn vẫn sẽ phát huy được năng lực, được trọng dụng và yêu mến!

Để tạo động lực bạn có thể tham khảo những câu nói hay bằng tiếng Anh truyền cảm hứng tại đây!

Cách chọn ngành học – những sai lầm thường gặp cần tránh ngay

Cách chọn ngành học - những sai lầm thường gặp cần tránh ngay
Cách chọn ngành học – những sai lầm thường gặp cần tránh ngay

Chọn ngành nghề có thu nhập cao

Đây là sai lầm mà gần như tất cả mọi người hay mắc phải khi chọn ngành chọn nghề. 

Không phải ngành nghề nào có thu nhập cao cũng phù hợp với bạn.

Nếu học theo ngành đó, bỏ lỡ giữa chừng vì không phù hợp, bạn cũng sẽ lãng phí chi phí học và thời gian tuổi trẻ của mình.

Nên hãy cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định lựa chọn những ngành có thu nhập cao bạn nhé!

Chọn nghề quá sức với bản thân

Tương tự, không phải ngành nào bạn thích, nhu cầu xã hội cao cũng là ngành mà bạn phù hợp năng lực. 

Chạy theo những xu hướng ngành hot, theo số đông của bạn bè, theo ý kiến của gia đình, thầy cô mà không hiểu rõ năng lực bản thân thì dần dần bạn cũng sẽ trở nên nản chí, lạc lõng, mất phương hướng với những gì mình lựa chọn.

Chọn nghề có đầu vào thấp

Một sai lầm mà mọi người thường không để ý khi chọn ngành nghề cho tương lai. 

Nhiều bạn cảm thấy năng lực của mình không bằng bạn bè nên đã lựa chọn những trường, ngành điểm đầu vào thấp với mong muốn đậu đại học một cách an toàn nhất.

Tuy nhiên, các ngành nghề hoặc trường có đầu vào thấp có thể có cơ sở vật chất, chất lượng giảng dạy hay lộ trình thăng tiến không phù hợp với năng lực của bạn.

Bạn nên tìm hiểu kỹ về chất lượng của trường (cơ sở vật chất, học phí, giảng viên,…) và cơ hội của ngành (lộ trình thăng tiến, chức vụ, lương bổng,…) trước khi lựa chọn bất kỳ ngành hay trường nào.

Kết luận

Qua bài viết Cách chọn ngành học phù hợp với bản thân chi tiết 2023, tôi mong rằng bạn đã tìm được hướng và cách chọn ngành phù hợp, không còn phải mông lung, sợ hãi hay tuyệt vọng.

Lựa chọn ngành nghề là một điều quan trọng nhưng chỉ mang tính tương đối. Việc trải nghiệm, trau dồi và tích lũy mang tính quyết định thành bại của bản thân hơn.

Chúc bạn tìm được ngành nghề phù hợp với năng lực và sở thích của mình!

Cùng theo dõi các bài viết khác tại chuyên mục Cẩm nang sinh viên của tandaiduong.edu.vn nhé!

Leave a Comment